Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH : Cụm tháp Bánh Ít

THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH : Cụm tháp Bánh Ít

Published on 01/21,2011
 
THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH
 
         Bài 2:
 
CỤM THÁP BÁNH ÍT
 
      Tháp Bánh Ít là cụm từ tên của 4 ngôi tháp nằm trên hòn núi thuộc địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Vị trí núi Tháp Bánh Ít nằm ngay hướng đông của ngã ba giao nhau giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 19. Ai đã từng đi đường bộ hay đường sắt tuyến Bắc Nam khi đi qua cầu Gành ( còn gọi là cầu Bà Di) nhìn về hướng Đông sẽ thấy Tháp Bánh Ít, nhưng chỉ thấy ngôi tháp chính to nhất nằm trên cao và tháp hình yên ngựa nằm kề bên, ngôi tháp phía Nam chỉ thấy chỏm tháp, còn ngôi tháp tiền điện phía Đông khuất hoàn toàn không thấy. Để thấy rõ 4 ngôi tháp của cụm tháp Bánh Ít phải từ hướng Đông nhìn lên núi mới thấy hết 4 ngôi tháp Chăm cổ.
 
 
 
 
 
Cụm tháp Bánh Ít có 4 ngôi tháp: Tháp thấp từ hướng Đông nhìn lên là tháp tiền điện, tháp to trên cao là tháp chính, tháp kề bên phía nam là tháp hình Yên Ngựa, thấp hơn một chút về hướng Nam là tháp thứ 4.
(hình 1: Chụp từ hướng Đông nhìn lên Tháp Bánh Ít)
 
 
 
 
 
 
Hình 2: Cảnh tháp Bánh Ít nhìn từ cánh đồng xã Phước Hiệp lên
 
 
 
 
 
 
Hình 3: Cảnh chiều tháp Bánh Ít in hình trên bầu trời
 
 
      Du khách muốn đến Tháp Bánh Ít, nếu đi từ Qui Nhơn lên chỉ cách 20 km đi theo tuyến quốc lộ 19 hiện nay qua thị trấn Tuy Phước ( thời Pháp đoạn này có một khúc quốc lộ 1 cũ), nếu đi từ ga Diêu Trì lên chỉ cách 10 km đi theo quốc lộ 1A, nếu đi từ  sân bay Phù Cát vào chỉ 11 km đi theo quốc lộ 1A. Khi đến cây xăng Hòa Hiệp phía bắc cầu Gành ( còn gọi là cầu Bà Di) có đường nhựa lớn rẽ phía Đông xuống tháp Bánh Ít. Lên dốc núi tháp, hết đỉnh dốc xuống một đoạn nhìn phía tay trái là ngõ nhỏ vào tham quan tháp (vì qui hoạch khu cổng và cảnh quan chung quanh lên tháp chưa hoàn tất).
 
 
 
 
 
 
Hình 4: Bia di tích tháp Bánh Ít cấp Quốc Gia
 
 
 
 
 
Hình 5: Cổng vào khu tháp chưa xây dựng hoàn thành
 
 
 
 
 
Hình 6: Nội qui tham quan
 
 
 
 
 
Hình 7: Thông báo về lệ phí thu tham quan
 
 
 
 
Hình 8: Từ cổng nhìn lên hướng Tây Bắc thấy 4 tháp (tháp Yên Ngựa nằm trùng với tầm nhìn tháp Chính)
 
 
 
 
 
Hình 9: Đoàn du khách nước ngoài đi từ Quảng Ngãi vào đến tham quan tháp Bánh Ít
 
 
 
 
 
Hình 10: Chụp hình lưu niệm tháp (tháp nhìn gần nhất là tháp thứ 4  thấp nằm vị trí phía Nam cụm tháp)
 
 
 
 
 
Hình 11: 3 ngôi tháp: Tháp thứ 4, tháp Yên Ngựa và tháp Chính trên cao
 
 
      Tháp Chăm ở Bình Định nói riêng và tháp Chăm ở tỉnh khác hầu như mặt tiền tháp tất cả hướng về hướng Đông. Vì thế để thăm quan thú vị nên đi theo con đường dốc vòng hướng Đông Bắc để đến tháp sô 1 là ngôi tháp tiền điện chính trục tâm với ngôi tháp chính số 2 nằm hướng chính Đông so với ngôi tháp Chính.

 
 
Hình 12: Ngôi tháp số 1 là tháp tiền điện có 2 cửa thông hướng Đông và hướng Tây
 
 
 
 
 
Hình 13: Một góc nhìn về tháp tiền điện số 1
 
 
 
 
Hình 14: Từ hướng Tây nhìn xuống tháp tiền điện số 1
 
 
 
 
Hình 15: Từ trong lòng tháp tiền điện số 1 nhìn xuống hướng Đông
xa xa màu trắng cát là khu công nghiệp Nhơn Hội, và núi Phương Mai
 
 
 
 
Hình 16: Trong lòng tháp tiền điện số 1 nhìn lên hướng Tây là trục tâm tháp chính số 2
(trục tâm của tháp tiền điện số 1 và trục tâm tháp chính nằm trên cùng đường thẳng)
 
 
 
      Tham quan xong ngôi tháp tiền điện số 1 đi vòng hướng Nam để đến ngôi tháp số 4, tháp số 4 nằm trên trục Bắc-Nam gồm 3 tháp: tháp chính lớn nhất số 1- tháp Yên Ngựa số 3 và tháp số 4. Trục Bắc-Nam này vuông góc với trục Đông-Tây của tháp chính số 2 và tháp tiền điện số 1 
 
 
 
 
Hình 17: Một góc nhìn từ hướng Đông Nam lên tháp số 4 - tháp Yên Ngựa số 3 - và tháp chính số 2
 
 
 
 
Hình 18: Một góc nhìn từ hướng Tây Nam lên tháp số 4 - tháp Yên Ngựa số 3 - và tháp chính số 2
( tháp số 4 có 4 cửa theo hướng Bắc-Nam và Tây-Đông)
 
 
 
 
Hình 19: Tháp số 4 nhìn theo hướng Tây sang Đông chính tâm 2 cửa
(chú ý góc phía trên tay phải có một con chim bồ câu đang đậu)
 
 
 
 
 
Hình 20: Con chim bồ câu đang ngơ ngác giương cặp mắt "bồ câu"
mừng vui nhìn cái ông đam mê chụp ảnh
 
 
 
 
 
 
Hình 21: Trong lòng tháp số 4 nhìn lên hướng Nam- Bắc thấy
tháp Yên Ngựa số 4 và tháp chính số 2
 
 
 
 
Hình 22: Tháp chính số 2 và tháp Yên Ngựa số 3 nhìn từ hướng Tây Nam
 
 
 
 
Hình 23: Đỉnh tháp chính số 2, tháp to lớn nhất và đẹp nhất của cụm tháp Bánh Ít
 
 
 
 
 
 
Hình 24: Tháp chính số 2 và tháp Yên Ngựa số 3 nhìn từ hướng Tây
 
--------------
 
      Xin xem tiếp entry tiếp theo về cụm tháp Bánh Ít, nghệ thuật nghiếp ảnh sẽ đem đến người xem vẻ đẹp mê hồn cổ kính của Tháp Chăm cổ.
Cảm ơn quí vị đã cùng hành trình với Hà Nguyên qua 24 tấm ảnh của entry này, khen chê gì về nhiếp ảnh xin quí vị góp ý để Hà Nguyên hoàn thiện bộ ảnh "Tháp Chăm Bình Định".
      Trân trọng cảm ơn quí khách.
 
       
 
 
 
 
 
 
 
 

Comments

  1. 01/21,2011 | 19:05
    Ảnh đẹp, có các ảnh của từng tháp? Có gì đặc biệt giữa 4 tháp. Chúc khỏe, hẹn gặp sáng CN (23-01 ở An Nhơn
  2. 01/21,2011 | 20:16
    Ua, sao co mot cai anh duy nhat dzay ...ông mai?.
    Ai dzia Binh Dinh ma coi
    Con gai Binh Dinh danh roi, di quyen
    Anh muon bx anh Khanh xe xac em ra lam tram manh ha gi ma doi lam mai Long ngong cau...tho cho em dzay? Cho em xin đi hu, hu....
  3. 01/21,2011 | 21:21
    Anh chọn góc chụp đẹp quá! Chỉ tiếc là trời không có nắng, nên nền trời không xanh, mây không thật trắng như bông để vờn quanh đỉnh những ngọn tháp.
    Em đang nghĩ là cái tên Bánh Ít chắc là vì những tháp kia tọa lạc trên cái đồi y chang hình bánh ít. Đúng không ạ? Tại em nhìn từ wikimapia đấy!
    Anh đưa tháp Bánh Ít, khiến em đi tìm và ra bài viết này:
    BÁNH ÍT LÁ GAI
    Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:
    Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít?
    Trầu có đầy sao gọi trầu không?
    Cũng bắt nguồn từ sự tích như vậy. Đó là cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo môt đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít. Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao:
    Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di
    Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà.
    Cách lý giải thứ hai là dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy "ít", nhưng là "của ít lòng nhiều", ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt là tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người.
  4. 01/21,2011 | 21:49
    Ảnh đẹp, có các ảnh của từng tháp? Có gì đặc biệt giữa 4 tháp. Chúc khỏe, hẹn gặp sáng CN (23-01 ở An Nhơn
    -------
    Chụp tổng cộng trên 150 tấm tầt cả các góc nhìn đến tháp Bánh Ít. Anh Phương đã biết rồi tháp Bánh Ít có 4 ngôi tháp ở vị trí cao thấp khác nhau vì phải chụp nhiều góc ảnh trên tháp vá các góc ảnh ở các xã như Phước Hiệp, Phước Quang, Phước lộc, Nhơn Hòa.... Ước ao chụp nhiều góc độ nhưng cái máy compat 4x mua khi xưa thì chịu, nay có cái máy DSLR mới chụp được tấm hình trên từ cánh đồng Phước Hiệp. Trời mù lạnh nên chỉ rõ thế thôi nhưng nó thể hiện được góc nhìn rõ ràng 4 tháp!...
    Đúng hẹn gặp anh nhé!
    Bận quá còn tiếp tực đưa hình lên để các anh chị xem thưởng thức nhé.
  5. 01/21,2011 | 21:52
    Ua, sao co mot cai anh duy nhat dzay ...ông mai?.
    Ai dzia Binh Dinh ma coi
    Con gai Binh Dinh danh roi, di quyen
    Anh muon bx anh Khanh xe xac em ra lam tram manh ha gi ma doi lam mai Long ngong cau...tho cho em dzay? Cho em xin đi hu, hu....
    -----
    He he he... đưa hình từ từ cho nó hấp dẫn em nhé!
    Con gái Bình Định dử dằn quá nên anh thi sĩ "Lóng ngóng câu thờ" mới mê Hoa Tím con gái Sóc Trăng chớ hi hi hi....
  6. 01/22,2011 | 00:17
    Anh chọn góc chụp đẹp quá! Chỉ tiếc là trời không có nắng, nên nền trời không xanh, mây không thật trắng như bông để vờn quanh đỉnh những ngọn tháp.
    Em đang nghĩ là cái tên Bánh Ít chắc là vì những tháp kia tọa lạc trên cái đồi y chang hình bánh ít. Đúng không ạ? Tại em nhìn từ wikimapia đấy!
    Anh đưa tháp Bánh Ít, khiến em đi tìm và ra bài viết này:
    ------
    Đúng là trời ánh nắng yếu lại về chiều nên hơi ngược sáng, nhưng vì cần hình nên anh chụp để viết, còn hình đẹp phải chụp sáng sớm khi có ánh mặt trời.
    Bận quá nên entry này vừa đưa hình vừa viết nên chậm lắm! Phải chia làm 2 entry dài mới viết và đưa hình hết tháp Bánh Ít!
    Bánh ít bên trang langhe anh đã nói sơ về cách làm, Khải Nguyên xem nhé!
    Chúc vui nhé!
  7. 01/22,2011 | 06:46
    Hôm qua thấy có một ảnh chụp xa, nay thấy đưa lên nhiều, như cụm tháp Dương Long, anh giới thiệu quê mình bằng ảnh "tuyệt". Sao săn được ảnh có chim câu đậu nữa, tôi cũng có chụp ảnh cụm tháp Bánh Ít nhưng không đẹp, do máy của tôi loại nhỏ, dùng chữ "đẹp quá" thay câu chúc
  8. 01/22,2011 | 20:15
    Hôm qua thấy có một ảnh chụp xa, nay thấy đưa lên nhiều, như cụm tháp Dương Long, anh giới thiệu quê mình bằng ảnh "tuyệt". Sao săn được ảnh có chim câu đậu nữa, tôi cũng có chụp ảnh cụm tháp Bánh Ít nhưng không đẹp, do máy của tôi loại nhỏ, dùng chữ "đẹp quá" thay câu chúc
    -------
    Quê hương mình nhiều cảnh và di tích đẹp. Nên tôi muốn quảng bá cho nhiều người đến thăm hay du lịch quê hương mình anh ạ! Cố gắng hoàn thiện tay chụp sao cho ảnh đẹp như anh khen. Chúc anh khỏe!
  9. 01/22,2011 | 20:44
    Đẹp quá anh Hanguyen ơi! Góc chụp, ý đồ, trời mây... tuyệt. Trời cho anh chú chim câu kia đấy! Rất hay. Nhưng giá có một đôi nhỉ? Hì, đúng là... người ta nói: "có một lại muốn có hai" là ở lúc này đây!
    Nếu em làm ở BQL di tích, em sẽ tìm bằng được cí ông Hanguyen để mua bản quyền ảnh, bán cho khách tham quan. Hehe
    Sẽ có ngày em mò đến nơi này!
  10. 01/22,2011 | 21:34
    Hình như chưa có tấm ảnh nào chụp vảo đêm trăng nơi tháp Bánh Ít đó nghen!
  11. 01/22,2011 | 22:59
    Đẹp quá anh Hanguyen ơi! Góc chụp, ý đồ, trời mây... tuyệt. Trời cho anh chú chim câu kia đấy! Rất hay. Nhưng giá có một đôi nhỉ? Hì, đúng là... người ta nói: "có một lại muốn có hai" là ở lúc này đây!
    Nếu em làm ở BQL di tích, em sẽ tìm bằng được cí ông Hanguyen để mua bản quyền ảnh, bán cho khách tham quan. Hehe
    Sẽ có ngày em mò đến nơi này!
    --------
    Anh đã ấp ủ hình bóng tuyệt đẹp của tháp Chăm nên sẽ cố gắng có những góc chụp mong Khải Nguyên và các bạn thưởng thức. He he thấy con chim bồ câu là anh mừng hết cở rồi cứ sợ nó bay mất!
    Anh sẽ cố gắng có một tập "Tháp Chăm Bình Định" ước mong của anh đó Khải Nguyên.
    Mời em đến quê hương anh tham quan du lịch nhé, gọi anh nhé, anh sẽ làm hướng dẫn đi thăm làng nghề và cảnh đẹp di tích quê hương Bình Định của anh>
  12. 01/22,2011 | 23:04
    Hình như chưa có tấm ảnh nào chụp vảo đêm trăng nơi tháp Bánh Ít đó nghen!
    ------
    Nếu đêm trăng mà có cái cô Nguyễn thị Phụng dám dẫn leo lên tháp thì oke đi theo liền, còn một mình thì cô giáo Phụng có thù lao bao nhiêu nữa cũng không dám...he he he...ma hời le lưỡi liêu trai...
    Sao nè dám không?!
  13. 01/22,2011 | 23:09
    Hì, anh dọa chị ấy - em chắc không ăn thua. Vì em đoán chị Phụng có nhìu kỷ niệm dưới tháp Chàm đêm trăng lém rùi đó! Hehe
    Công nhận là đi 1 mình thì sợ, nhưng có con gái đi cùng thì... chúng ta tỏ vẻ iêng hùng, anh Hanguyen nhỉ?
  14. 01/23,2011 | 06:32
    Hì, anh dọa chị ấy - em chắc không ăn thua. Vì em đoán chị Phụng có nhìu kỷ niệm dưới tháp Chàm đêm trăng lém rùi đó! Hehe
    Công nhận là đi 1 mình thì sợ, nhưng có con gái đi cùng thì... chúng ta tỏ vẻ iêng hùng, anh Hanguyen nhỉ?
    ----------
    Đúng đúng chắc chắn cô giáo Phụng có nhiều kỷ niệm ở cái Tháp Bánh Ít cổ kính này lắm lắm!!! Vì nhà của cô ta chỉ cách tháp có 2 cây số, lại là trên đường đi học từ nhà đến thị trấn Bình Định, tháp lại là nơi vắng vẻ...cho nên tình yêu nó cũng tìm đến nơi vắng vẻ như Tháp Cổ hay là ...bến My Lăng he he he...
    Ồ! Nếu có cô giáo Phụng trong đêm rằm trăng tỏ dẫn anh leo lên núi Tháp Bánh Ít thì anh vâng vâng liền, dại gì không đi khi chỉ có...hai mình để tãn hưởng những góc nhìn nghệ thuật giữa người và tháp cổ dưới trăng thanh he he he...
  15. 01/24,2011 | 18:55
    Còn hơn Khổng Minh, thôi nhe, tặng cho bài thơ đã tặng anh HTT rồi:
    THÁP CỔ VÀ ANH
    Tặng anh Hồ Dzu
    Tháp cổ chiều buông sương mờ tháp cổ
    Đôi mắt nhòa nhung nhớ lắm người xưa
    Thấp thoáng trong mơ
    Lòng càng trĩu nặng
    Tháp cổ bao năm ngập tràn gió nắng
    Xanh bờ lau hoa trắng ngẩn ngơ trôi
    Nền cũ rêu phong sừng sững giữa trời
    Cửa rộng mở đón vừng đông ấm áp…
    Huyền Trân * em trái tim nào nuối tiếc!
    Đất quặn lòng the thắt tháp cổ mưa
    Viên gạch nung năm tháng đỏ theo mùa
    Ai tạc sắc son duyên nợ?!...
    Thầm thì bên anh chiều xuân tháp cổ
    Rộn ràng xanh biếc trời xanh
    Mưa nắng trong lành
    Tháp cổ cùng em hóa thành huyền thoại
    02.11.2010 / Nguyễn Thị Phụng
    ______
    * Công chúa thời Trần
  16. 01/25,2011 | 08:11
    Còn hơn Khổng Minh, thôi nhe, tặng cho bài thơ đã tặng anh HTT rồi:
    ------
    Ngồi buồn nhớ đến ngày nào
    Cùng chàng leo dốc nao nao cõi lòng
    Chàng ngắm chóp tháp mộng mơ
    Liêu phiêu chóm cỏ lơ phơ rêu vàng
    Em đây e thẹn ngỡ ngàng
    Xuân lai dậy sóng bàng hoàng chào xuân!
    He he he....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét