Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Ảnh Macro : THƯƠNG HOA

     Nhân dịp giới thiệu thắng cảnh Hầm Hô ở Tây Sơn-Bình Định cho các anh quen về Qui Nhơn hội trại thơ văn nghệ Quân đội. Gặp lại loài hoa dại nở màu trắng tinh khiết trên nhõm đá giữa dòng suối, thích lắm như gặp lại loài hoa tri kỷ, vội lấy máy ghi lại dấu ấn loài hoa đẹp tinh khiết này.
    Nhưng trong những bông hoa nở khoe màu trinh trắng thì có một nụ hoa chỉ mớm nụ, quay ống kính chụp macro nụ hoa này. Ai ngờ có một con nhện nhỏ xíu đang giăng lưới ... trói các cánh hoa lại làm cho hoa chỉ mớm nụ mà không thể nở được để khoe sắc như các bông hoa khác!....
    Thương cho hoa, cảm cho nhện... mà xin đưa ảnh này và cảm một vài câu thơ:  





THƯƠNG HOA

Em là bông hoa dại
Tầm gửi trên đá suối
Mong manh đời giông bão
Khoe sắc chóng ngậm ngùi

Em là bông hoa dại
Trắng trinh vừa nụ mớm
Lưới tình anh vội giăng
Hoa đời lệ buồn rơi...

Hà Nguyên, 23/4/2011
---------------------------------


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Quê hương yêu dấu: 400 năm Phú Yên-Tuy Hòa

Quê hương yêu dấu: 400 năm Phú Yên-Tuy Hòa

Published on 04/04,2011
      Thứ bảy, ngày 02/4/2011 trúng ngày nghỉ, được biết tỉnh Phú Yên - Tuy Hòa tổ chức kỷ niệm 400 năm ngày thành lập. Tuy Bình Định và Phú Yên gần kề nhưng chưa biết núi Nhạn, chưa biết danh nhân Lương Văn Chánh và chưa biết cầu Hùng Vương ra sao nên anh em liền lên xe làm một ngày du lịch:
         Sau đây là những hình ảnh của quê hương Việt Nam:  Phú Yên - Tuy Hòa:

alt
Ảnh 1: Từ cầu Hùng Vương nhìn theo giòng sông Ba thấy núi và tháp Nhạn

alt
Ảnh 2: Cầu Hùng Vương vừa khánh thành chào mừng 400 năm Phú Yên-Tuy Hòa

alt
Ảnh 4: Khắp thành phố treo rất nhiều đèn lồng chào mừng (đèn lồng Hội An-Việt Nam sản xuất)

alt
Ảnh 5: Cầu Hùng Vương nhìn từ vị trí cao của núi Nhạn

alt
Ảnh 6: Bến tàu đánh cá dọc bờ sông Ba nhìn lên thấy cầu Hùng Vương

alt
Ảnh 7: Tàu đánh cá đang chuyển đá cây lên tàu...để chuẩn bị ra khơi

alt
Ảnh 8: Một miếu cổ bên chân núi Nhạn được xây dựng năm 1675

alt
Ảnh 9: Ấn tượng "UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN"

alt
Ảnh 10: Hội thơ "Nguyên Tiêu" vẫn còn lưu lại để mừng 400 năm

alt
Ảnh 11: Nhà tưởng niệm Anh Hùng Liệt Sĩ

alt
Ảnh 12: Đỉnh đồng trang nghiêm ấn tượng với câu đúc nổi : ĐỂ PHÚ YÊN MỌI NHÀ

alt
Ảnh 13: Triển lãm tranh ( có tranh của nhiếp ảnh gia Phạm Văn Chai-Bình Định)

alt
Ảnh 14: Thưởng lãm thơ

alt
Ảnh 15: Thơ của Nữ thi sĩ bloggers Phạm Dạ Thủy, Ninh Hòa-Khánh Hòa

alt
Ảnh 16: Thơ của Thi sĩ-nhà báo bloggers Văn Công Hùng, Pleiku-Gialai

alt
Ảnh 17: Ba em thanh niên tình nguyện hướng dẫn du lịch nhiệt tình và thân thiện

alt
Ảnh 18: Tháp Nhạn - một biểu tượng của thành phố Tuy Hòa

alt
Ảnh 19: Nữ mẫu nhí xinh đẹp tươi vui

alt
Ảnh 20: Nam mẫu nhí dễ thương hồn nhiên

alt
Ảnh 21: Một góc nhìn thành phố Tuy Hòa từ đỉnh núi Nhạn

alt
Ảnh 22: Lăng mộ danh nhân Lương Văn Chánh tại huyện Phú Hòa

alt
Ảnh 23: Mộ xưa danh nhân Lương Văn Chánh, quan Chúa Nguyễn-Vua Lê khai khẩn vùng đất Phú Yên trước năm 1611

alt
Ảnh 24: Một góc của khu lăng mộ danh nhân Lương Văn Chánh

alt
Ảnh 25: Khu đền thờ danh nhân Lương Văn Chánh (tân tạo trên đền thờ xưa của ông)

alt
Ảnh 26: Cổng tam quan cổ xưa còn lưu lại trong khu đền thờ danh nhân Lương Văn Chánh

alt
Ảnh 27: Trong cửa cổ chính trung tâm có tấm bình phong cổ xây bằng gạch và vôi.

alt
Ảnh 28: Tấm bình phong cổ

alt
Ảnh 29: Một góc cổng tam quan, ấn tương cây bồ đề cổ thụ bao quanh cửa phía trái của tam quan

alt
Ảnh 30: Một góc nhìn cổng tam quan từ phía phải

alt
Ảnh 31: Từ cửa phía phải cổng tam quan nhìn vào điện thờ danh nhân Lương Văn Chánh

alt
Ảnh 32: Bia công trạng danh nhân Lương Văn Chánh

alt
Ảnh 33: Xin đọc để biết sơ lược về công trạng danh nhân Lương Văn Chánh vùng đất Phú Yên-Tuy Hòa

alt
Ảnh 34: Ấn tượng tuyệt vời: Chòm cây Bồ Đề tư nhiên mọc bao quanh 3 cửa chính nhà thờ xưa của danh nhân Lương Văn Chánh

alt
Ảnh 35: Ba lổ trống là ba cửa vào đền thờ xưa ( nhìn từ cổng tam quan vào)

alt
Ảnh 36: Ba lổ trống là ba cửa đền thờ xưa ( nhìn từ trong điện thờ ra )

alt
Ảnh 37: Nhìn từ góc trái thấy mái ngói và gạch xưa được rể cây bao phủ

alt
Ảnh 38: Nhìn từ góc phải thấy gạch và vôi xây được rể cây trùm kín

alt
Ảnh 39: Từ ảnh này nhìn 4 người du lịch ngồi thấy bé tí so với kỳ quan cây Bồ Đề

alt
Ảnh 40: Toàn cảnh cây Bồ Đề và tam quan....của đền thờ danh nhân Lương Văn Chánh

alt
Ảnh 41: Nhìn đền thờ và cây Bồ Đề từ góc trái khu đất

alt
Ảnh 42: Từ lổ cửa phải gốc cây Bồ Đề nhìn vào đền thờ

alt
Ảnh 43: Từ lổ cửa giữa gốc cây Bồ Đề nhìn vào điện thớ

alt
Ảnh 44: Từ lổ cửa gốc trái cây Bồ Đề nhìn vào điện thờ

alt
Ảnh 45: Từ lổ cửa giữa cây Bồ Đề nhìn ra bức bình phong và cổng chính tam quan cổ

alt
Ảnh 46: Một góc nhìn điện thờ và cây Bồ Đề từ bên trái khu điện

alt
Ảnh 47: Nội thất điện thờ vừa hoàn tất để làm lễ kỷ niệm 400 năm

alt
Ảnh 48: Nhà trưng bày di vật lịch sử của danh nhân Lương Văn Chánh

alt
Ảnh 49: Các di vật lịch sử qua các triều vua Lê và vua Nguyễn

alt
Ảnh 50: Các di vật lịch sử qua các triều vua Lê và vua Nguyễn


_________________________________




Comments

  1. 04/05,2011 | 07:06
    NHững bức hình rất đẹp và sinh động. Không được đến nơi nhưng du lịch trên trang Hanguyen là thấy rõ rồi à nghe!
    Em có ông chú ở ngay Ga Tuy Hòa mà chưa có dịp đến thăm . Khi nào đi TH MH sẽ ới anh HN và mời một chầu " cà phơ" nha!!!
  2. 04/05,2011 | 11:56
    Ảnh chụp khá ấn tượng. Đi không hú một tiếng,chúc khỏe